Tìm kiếm Blog này

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
TIỀN BẠC CHI TIÊU RỒI CŨNG HẾT, CHỮ ĐỂ MAI SAU NGHĨA MÃI CÒN

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

PHỔ THÔNG BÁN NGUYỆT SAN

PHỔ THÔNG BÁN NGUYÊT SAN SỐ 22


Số đầu tiên ra ngày 1/12/1936, là tạp chí văn học, mỗi tháng ra 2 kì vào ngày 1 và 15. Mỗi số khoảng 150 trang, đăng trọn vẹn một tiểu thuyết và một vài truyện ngắn cùng các tranh luận nhỏ về các vấn đề văn hóa, học thuật. Cũng giống như tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, mặc dù là bán nguyệt san – tức dạng báo chí, nhưng Phổ Thông Bán Nguyệt San lại được trình bày dưới dạng một quyển sách hơn là một tờ báo. Mỗi số đăng trọn vẹn một tác phẩm văn chương (tiểu thuyết hoặc truyện ngắn, truyện dài).
Theo tư liệu mà nhà sưu tầm sách Nguyễn Tiến Dũng cung cấp cho chúng tôi (anh cung cấp nguyên văn những ghi chép được in trên những số Phổ Thông Bán Nguyệt San mà anh có) thì:  
PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYỆT-SAN (1.12.1936-1945)
Tạp-chí văn-học ra đầu tháng và giữa tháng. Từ Février 1939, ra đều mỗi tháng 2 số. Mỗi số thường đăng hết một bộ truyện có giá-trị với một phần Văn-học phổ-thông. Số đầu tháng 160 đến 200 trang : 25 xu. Số giữa tháng 110 đến 140 trang : 15 xu. Cũng có khi ra luôn 2 số 25 xu hay là 2 số 15 xu, nhưng trung-bình mỗi năm là 12 số 25 xu và 12 số 15 xu. Nửa năm 12 số 2$30 - Cả năm 24 số 4$50. Ngoại quốc và chánh-phủ mua giá gấp đôi. (Kể từ 16 Juillet không in những số mỏng nữa)
PHỤ TRƯƠNG PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYỆT-SAN
PHỔ-THÔNG CHUYÊN-SAN (1.7.1943-1.12.1943)
Kể từ 1er Juillet 1943, Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San ra thêm một loại mới, mỗi tháng một tập. Mỗi tập là một chuyên-san về văn-học, sử-học hay triết-học. Mục đích là phổ thông trí thức, gây dựng một kho tài liệu thiết yếu cho tủ sách của người học thức. Số trang mỗi tập không nhất định. Giá bán không nhất định. Loại « chuyên-san văn-học sử-học triết-học » này in trên giấy dó-pha, rất bền.
P.T.B.N.S, lớp cũ (tiểu thuyết) vẫn ra, nhưng mỗi tháng chỉ in một tập, đẹp hơn trước, tiểu thuyết chọn lọc rất kỹ, toàn là những tác phẩm hay, có giá trị chắc chắn.
Như vậy có thể hình dung các bước phát triển của tờ Phổ Thông Bán Nguyệt San này như sau:
1/12/1936: Ra Phổ Thông Bán Nguyệt San số 1
16/1/1938: Ra Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu
1/7/1943: Ra Phổ Thông Chuyên San
1945: Đình bản Phổ Thông Bán Nguyệt San.
Về Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu chúng tôi ghi chép được những thông tin như sau được đăng trên loại bìa màu số 1:
Phổ thông bán nguyệt san BÌA MÀU, số 1 ra ngày 16 Janvier 1938
Phổ thông bán nguyệt san BÌA MÀU, số 1 ra ngày 16 Janvier 1938, là Tạp chí văn chương ra đầu tháng và giữa tháng. Mỗi số 180 trang: 25 xu. Số 1 đăng tiểu thuyết Con đười ươi của Lưu Trọng Lư.
Từ 1er Janvier 1938, PTBNS mỗi tháng ra 2 số: số đầu tháng bìa trắng, số giữa tháng bìa màu. Số nào cũng đăng hết một tác phẩm văn chương có giá trị. Mua năm hay nửa năm có thể chỉ mua những số bìa trắng đầu tháng hay chỉ là mua những số bìa màu giữa tháng.
Giá bán cụ thể như sau:
Nửa năm 6 số: 1$50 (6 số bìa trắng hay 6 số bìa màu)
Nửa năm 12 số: 2.50 (6 số bìa trắng và 6 số bìa màu)
Cả năm 12 số: 3.00 (12 số bìa trắng hay 12 số bìa màu)
Cả năm 24 số: 5.00 (12 số bìa trắng và 12 số bìa màu)


Phổ Thông Bán Nguyệt San không chỉ đăng tác phẩm văn chương mà còn đăng cả những tranh luận về văn chương, học thuật. Ví dụ ở Phổ Thông Bán Nguyệt San bìa màu số 1 ngoài đăng trọn vẹn tiểu thuyết “Con đười ươi” của Lưu Trọng Lư còn đăng bài “Xung quanh buổi diễn thuyết của chúng tôi ở Nam Định ngày 14-12-1937: Triết lý sức mạnh và văn chương tranh đấu – Sự phá hoẵng vô ý thức của Tự lực văn đoàn” và bài “Một chuyện rắc rối trong cuộc diễn thuyết về “Triết lý sức mạnh và văn chương đầu độc” ở hội Trí tri Nam Định”...
Phổ Thông Bán Nguyệt San cùng với Tiểu Thuyết Thứ Bảy trở thành hai thế mạnh của nhà Tân Dân trong thu hút độc giả. “Phổ Thông Bán Nguyệt San: Như tên đề, nửa tháng in một cuốn, không quá 200 trang, không trên 0,25 đ. In loại đẹp trung bình. Loại này chạy nhất nhờ những tên sách lịch sử, diễm tình, phần lớn là li kỳ, rùng rợn, độc giả trẻ nam nữ rất thích. Tất cả các loại trên, không in quá con số 2000 cuốn. Riêng tiểu thuyết Lê Văn Trương thường được in tới 3000 cuốn” (Hà Nội cũ nằm đây, Sđd, tr.253). Trong điều kiện đời sống kinh tế và chính trị Việt Nam đương thời, một cuốn sách in lên đến số lượng 2000, 3000 cuốn không phải là nhỏ khi chúng ta so với điều kiện hiện nay của Việt Nam, thông thường mỗi cuốn sách tác phẩm văn chương in không quá số lượng 1000 bản. (Cụ thể: xem 2 tên sách gây được tiếng vang là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh do nhà xuất bản tên tuổi Văn học năm 2007 ấn hành cũng in số lượng 1000 bản; cuốn Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà do nhà xuất bản có tiếng Hội nhà Văn ấn hành năm 2007 cũng chỉ có 1000 bản).
Đội ngũ các cây bút chủ chốt viết cho Phổ Thông Bán Nguyệt San vẫn là những nhà văn Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Ngọc Giao, Lan Khai, Lưu Trọng Lư...

© 2012 Blog NXB Tân Dân

1 nhận xét: